Ngày đăng 7/10/2022 9:52|  Số lượt xem 3621
Hệ thống cơ sở dữ liệu (CSDL) công nghiệp ICT Make in Viet Nam được xây dựng nhằm:
• Cung cấp thông tin về các doanh nghiệp ICT Việt Nam bao gồm thông tin cơ bản thể hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh như: doanh thu, doanh thu xuất khẩu, lợi nhuận, nộp ngân sách nhà nước, số việc làm phân theo địa bàn các tỉnh/thành phố, lĩnh vực hoạt động.
• Cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ CNTT của doanh nghiệp hiện đang cung cấp trên thị trường, bao gồm thông tin về phân loại sản phẩm/dịch vụ, doanh nghiệp cung cấp, nơi ứng dụng, lĩnh vực ứng dụng chuyển đổi số, sản phẩm bản quyền, sản phẩm đã công bố đạt tiêu chí Vibrand, sản phẩm tham gia giải thưởng Make in Viet Nam, sản phẩm trọng điểm.
• Thực hiện nhiệm vụ phát triển doanh nghiệp, sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam theo chủ trương, định hướng của Đảng và Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ góp phần đạt mục tiêu phát triển 100.000 doanh nghiệp công nghệ số đến năm 2030 sản phẩm công nghệ số giải quyết bài toán Việt Nam thực hiện chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.
Đây là lần đầu tiên một cơ sở dữ liệu được xây dựng và đưa vào sử dụng, phản ánh bức tranh toàn cảnh về ngành công nghiệp ICT với thông tin số liệu tổng hợp về doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ, việc làm, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ICT.
Giá trị cốt lõi của Hệ thống cơ sở dữ liệu này:
• Tạo nền tảng hỗ trợ việc quản lý và thúc đẩy phát triển công nghiệp ICT Việt Nam.
• Cung cấp bức tranh hiện trạng phát triển ngành côngnghiệp ICT hỗ trợ việc hoạch định xây dựng chính sách.
• Kết nối, xây dựng cộng đồng doanh nghiệp, sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam lớn mạnh, phục vụ phát triển kinh tế số, Chính phủ số, chuyển đổi số quốc gia và xã hội số.
• Kênh thông tin chính thức hỗ trợ doanh nghiệp ICT. Doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với cơ quan quản lý nhà nước hơn, nắm được các chính sách hỗ trợ nhanh hơn.
• Kênh thông tin hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường, xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, công bố sản phẩm, dịch vụ Vibrand, Make in Viet Nam,…
Đối tượng quản lý và khai thác CSDL:
• BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG: Quản lý, khai thác thông tin, dữ liệu về phát triển công nghiệp CNTT toàn quốc Tương tác, hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh,…
• SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG CÁC TỈNH/THÀNH PHỐ: Quản lý, khai thác thông tin, dữ liệu về phát triển công nghiệp CNTT tại địa phương.
• DOANH NGHIỆP: Cung cấp thông tin về hoạt động của doanh nghiệp, khai thác thông tin về thị trường sản phẩm, dịch vụ Make in Viet Nam, tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư trong và ngoài nước.
Giá trị đem lại đối với cơ quan quản lý nhà nước:
• Quản lý tổng thể, đồng bộ CSDL quy mô toàn quốc về doanh nghiệp và sản phẩm, dịch vụ công nghệ số Make inViet Nam.
• Cung cấp nguồn số liệu chính thống để thống kê, phân tích, đánh giá, khai thác, sử dụng hiệu quả cho công tác quản lý và thúc đẩy của ngành.
• Tăng cường khả năng cung cấp thông tin về chính sách phát triển của ngành tới doanh nghiệp.
• Tra cứu, tìm kiếm thông tin chính xác, nhanh chóng đưa ra các báo cáo thống kê phục vụ yêu cầu quản lý và khai thác thông tin.
• Công khai, minh bạch thông tin về doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ công nghệ số phục vụ giải quyết bài toán Việt Nam phát triển kinh tế số Việt Nam.
Tại makeinvietnam.mic.gov.vn, doanh nghiệp có thể:
• Truy cập và cập nhật trực tuyến đầy đủ hồ sơ doanh nghiệp của mình.
• Cập nhật các sản phẩm, dịch vụ số của doanh nghiệp mình đang cung cấp trên thị trường.
• Liên kết doanh nghiệp liên quan đến nhau trong chuỗi sản xuất, kinh doanh để thúc đẩy khả năng khai thác đối tác trong phát triển sản phẩm.
• Thực hiện việc cập nhật về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình.
• Được hệ thống xác nhận là sản phẩm thương hiệu Việt (Vibrand, Make in Viet Nam,…).
Tại makeinvietnam.mic.gov.vn, cơ quan quản lý nhà nước có thể:
• Nắm được số liệu tổng quan về tình hình phát triển ngành công nghiệp ICT Việt Nam (đối với Bộ) hoặc công nghiệp ICT tại địa phương (đối với các Sở TTTT).
• Thông tin chi tiết về một lĩnh vực cụ thể theo địa bàn, theo loại hình kinh tế, theo doanh thu, theo nộp ngân sách nhà nước,…
• Báo cáo thống kê và lọc thông tin doanh nghiệp theo bất kỳ tiêu chí nào về doanh thu, doanh thu xuất khẩu, lợi nhuận trước thuế, nộp ngân sách nhà nước, số lao động.
• Tạo và quản lý số liệu các đợt báo cáo theo chuyên đề đột xuất.
• …
Bộ Thông tin và Truyền thông rất mong nhận được sự phối hợp, chung tay của doanh nghiệp ICT Việt Nam để cập nhật thông tin số liệu trong Hệ thống CSDL này nhằm có một bức tranh tổng thể, chính xác về sự phát triển của ngành công nghiệp ICT Việt Nam.